Có 91 kết quả được tìm thấy
(Theo TTXVN) - Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, hiện chưa có vaccine phòng bệnh, do đó, cần chú ý những dấu hiệu ban đầu để sớm phát hiện và điều trị, qua đó, phòng trừ các biến chứng nguy hiểm.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông xuân 2025, ngành chuyên môn cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tăng cường kiểm tra đồng ruộng, khuyến cáo nông dân phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là đối với các trà lúa Xuân muộn đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Vụ Mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy hơn 31 nghìn ha lúa. Hiện, trà Mùa sớm đang ở giai đoạn đòng đến trỗ bông, trà Mùa muộn giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ và đã xuất hiện một số loại sâu bệnh, có khả năng gây hại rộng.
Ngày 27/5, Công ty cổ phần Nicotex Thái Bình phối hợp với UBND xã Khánh Hòa (huyện Yên Khánh) tổ chức hội nghị đánh giá mô hình phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái trên lúa Đông xuân của xã.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình cho biết, tình hình sâu bệnh trên lúa Đông xuân đang diễn biến rất phức tạp. Các địa phương cần đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ.
Hiện nay, các trà lúa Đông xuân trên địa bàn huyện Yên Khánh đang ở giai đoạn làm đòng, trỗ bông. Thời tiết những ngày qua mưa nắng đan xen… tạo điều kiện cho bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại. Hiện ngành chức năng đang theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh, từ đó hướng dẫn người dân phòng trừ hiệu quả.
Hiện nay, gần 40 nghìn ha lúa đông xuân của tỉnh đang ở giai đoạn phân hóa đòng đến trỗ bông - thời điểm đặc biệt nhạy cảm, nếu để sâu bệnh hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng lúa cả vụ.
Hơn 31.800 ha lúa mùa của Ninh Bình nhìn chung đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, qua điều tra đồng ruộng cho thấy một số đối tượng sâu bệnh hại như: khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm… đã phát sinh và có khả năng gây hại rộng trên các trà lúa. Ngành chuyên môn khuyến cáo các địa phương, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng.
Những ngày này, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa đông xuân. Nhờ gieo cấy đúng khung thời vụ, làm tốt khâu dự báo, phòng trừ sâu bệnh và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên vụ lúa đông xuân được mùa trên diện rộng.
Đến thời điểm này, gần 40 nghìn héc ta lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã bước vào giai đoạn làm đòng đến trỗ bông. Đây là giai đoạn quyết định đến năng suất, sản lượng lúa cả vụ. Tuy nhiên, thời tiết âm u, ẩm độ, nhiệt độ cao đang tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh.
Với chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác quản lý sâu bệnh bảo vệ mùa màng, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã đảm nhiệm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh, thông báo kịp thời cho lãnh đạo ra quyết sách xử lý, phòng trừ kịp thời khi xảy ra dịch.
Vụ mùa 2020 toàn tỉnh gieo cấy được 34.000 ha lúa. Hiện trà mùa sớm đang thời kỳ ôm đòng, trà mùa trung đang ở giai đoạn phân hóa đòng, trà mùa muộn đang đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, trên đồng ruộng đã xuất hiện nhiều đối tượng gây hại cả về quy mô lẫn mức độ cần phải tập trung phòng trừ.
So với các loại bệnh gây hại trên lúa thì lùn sọc đen (LSĐ) được xem là bệnh nguy hiểm bởi bệnh do virus gây ra và hiện tại chưa có thuốc để phòng trừ. Tại Ninh Bình, trong các năm 2009, 2010, 2017, hàng nghìn ha lúa đã bị nhiễm loại bệnh này, nhiều diện tích bị giảm năng suất, thậm chí không cho thu hoạch.
Vụ đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh gieo trồng được 40.223,7 ha lúa. Thời tiết, khí hậu vụ đông xuân năm nay tương đối thuận lợi, tình hình sâu bệnh hại được kiểm soát, phòng trừ kịp thời nên cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Dự kiến, năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều tăng; riêng cây lúa, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng qua tham quan, đánh giá bước đầu cho thấy các ruộng lúa khá đồng đều, số bông/dảnh, số hạt/bông cao, hạt to, chắc, sáng, tỷ lệ hạt lép thấp nên năng suất dự tính ở nhiều địa phương sẽ tăng nhẹ so với vụ đông xuân năm ngoái.
Hiện nay, gần 1.600 ha ngô vụ đông xuân của Ninh Bình đang sinh trưởng và phát triển tốt, phần lớn ở giai đoạn xoáy nõn đến trổ cờ. Tuy nhiên, theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã xuất hiện sâu keo mùa thu gây hại. Đây là đối tượng mới xâm nhập vào Việt Nam, khá nguy hiểm, có khả năng di chuyển xa, phát tán mạnh, sinh sản rất cao, phàm ăn, chưa có thuốc đặc trị nên rất khó khăn trong công tác phòng trừ.
Từ nay đến tháng 5, lúa đông xuân ở các tỉnh phía Bắc sẽ bước vào giai đoạn trỗ bông đến phơi mầu - giai đoạn mẫn cảm nhất của cây lúa đối với sâu bệnh hại. Trong khi đó, thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, nhiều đối tượng sâu bệnh hại đã xuất hiện có khả năng ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Trước tính cấp bách của việc phòng trừ sâu bệnh, sáng 7/4, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến với 31 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra về việc "Tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng trong vụ đông xuân".
Vụ mùa năm nay, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của nông dân, diện tích lúa cỏ trên đồng ruộng Yên Khánh đã giảm đáng kể, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Đến nay, toàn tỉnh diện tích lúa đã trỗ khoảng 31.000 ha, còn hơn 2.000 ha lúa mùa muộn tiếp tục trỗ từ nay đến 10/10. Nhìn chung, trên phạm vi toàn tỉnh lúa trỗ bông-làm hạt thuận lợi do đảm bảo đủ nước và phòng trừ dịch hại kịp thời. Tuy nhiên qua kết quả điều tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng cho thấy sâu đục thân lúa 2 chấm lứa 6 đang phát sinh và có khả năng gây hại trên trà lúa mùa muộn.
Hiện nay, các trà lúa mùa trên địa bàn huyện Yên Mô sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều diện tích đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, mưa, nắng xen kẽ, thuận lợi cho một số sâu bệnh cuối vụ phát sinh, gây hại. Để bảo vệ sản xuất, huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân tích cực thăm đồng nhằm phát hiện sâu bệnh hại, phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng.
Thời điểm này, các địa phương ở huyện Gia Viễn đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa mùa đợt 2. Nhìn chung, lúa mùa chủ yếu đang trong giai đoạn đẻ nhánh và cuối đẻ nhánh. Tuy nhiên, theo dự báo sẽ có những đợt dịch bệnh tiềm ẩn, nguy cơ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Công tác kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ bảo vệ lúa mùa đang được các cấp, ngành và địa phương trong huyện đôn đốc sát sao.
Đến nay toàn tỉnh đã gieo cấy được 33.139,2 ha, đạt 95,2% so với kế hoạch. Hiện tại trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà mùa trung, mùa muộn đẻ nhánh- cuối đẻ. Nhìn chung trên phạm vi toàn tỉnh lúa sinh trưởng và phát triển tốt do điều tiết nước hợp lý, chăm sóc và phòng trừ dịch hại kịp thời. Tuy nhiên, kết quả điều tra tình hình diễn biến dịch hại trên đồng ruộng cho thấy một số đối tượng dịch hại đang phát triển và có khả năng gây hại trên các trà lúa. Cụ thể:
Để người cao tuổi có hoạt động thể dục bổ ích, Hội Người cao tuổi (NCT) thành phố Ninh Bình luôn quan tâm việc thành lập các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao, dưỡng sinh, đi bộ nhằm thu hút nhiều người cao tuổi tham gia tập luyện, qua đó nhằm giúp NCT nâng cao sức khỏe, phòng trừ bệnh tật; là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Vụ đông xuân năm 2019, do làm tốt công tác chuẩn bị, thời tiết thuận lợi, huyện Yên Mô đã hoàn thành gieo cấy nhanh gọn trên 6.470 ha lúa trong khung thời vụ tốt nhất và sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch. Nhằm đảm bảo diện tích lúa xuân sinh trưởng, phát triển tốt, hiện bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, theo dõi và phòng trừ sâu bệnh cho lúa.
Vụ đông xuân 2019, toàn tỉnh gieo cấy được 39.854,3 ha lúa. Hiện nay, trà lúa xuân sớm đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng; trà lúa xuân muộn đẻ nhánh đến đẻ rộ. Nhìn chung trên phạm vi toàn tỉnh, lúa sinh trưởng, phát triển tốt do điều kiện nước hợp lý, chăm sóc và phòng trừ dịch hại kịp thời.